Chứng chỉ GMAT

CHỨNG CHỈ GMAT VÀ NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT

1. GMAT là gì? Các trường đại học yêu cầu thi GMAT để làm gì?

Chứng chỉ GMAT (hay Graduate Management Admission Test) được quản lý bởi Graduate Management Admission Council (GMAC), là bài thi chuẩn hóa nhằm đánh giá năng lực đầu vào của hơn 7.000 chương trình đào tạo quản lý thuộc hơn 2.300 trường cao học kinh doanh toàn cầu, là điều kiện xét tuyển chính thức của các chương trình sau đại học bao gồm Kinh doanh, Kế toán – Tài chính, Kinh tế, Quản lý trên toàn thế giới.

Bài thi giúp thí sinh thể hiện năng lực của bản thân, sử dụng như  thước đo giúp so sánh năng lực bản thân với các thí sinh khác khi nộp đơn vào các trường đào tạo, có giá trị trong 05 năm và được dùng cho báo cáo trong 10 năm. Ngoài ra, bài thi còn giúp các trường cao học xem xét thành tích học vấn và cân nhắc liệu thí sinh có khả năng đạt thành công đầu ra hay không tại môi trường đào tạo quản lý bậc sau đại học.

Xem thêm: Nên thi GMAT hay GRE?

2. Cấu trúc bài thi GMAT

Bài thi GMAT bao gồm 4 phần thi riêng lẻ được tính thời gian riêng cho mỗi phần:

    • Analytical Writing Assessment: 0-6 điểm
    • Integrated Reasoning: 1-8 điểm
    • Verbal Reasoning: 6-51 điểm
    • Quantitative Reasoning: 6-51 điểm

Cụ thể, bài thi đánh giá các kỹ năng học thuật mang hơi hướng hàn lâm dành cho tân quản lý với học hàm sau đại học qua các nội dung như viết luận phân tích, suy luận tích hợp, suy luận ngôn ngữ và suy luận định lượng.

Các kỹ năng này được nhiều cơ sở đào tạo quản lý bậc sau đại học cho rằng cần thiết đối với thí sinh trước khi theo học, yêu cầu thí sinh phải có khả năng đưa ra những phán đoán phức tạp và giải quyết chúng một cách logic, phân tích vấn đề ở nhiều cấp độ và có lời giải chính xác nhất trong khoảng thời gian chỉ định.

Thí sinh được phép chọn thứ tự phần thi trên máy tính ngay trước khi bắt đầu kỳ thi. Bạn có 1 phút để thực hiện lựa chọn trong 3 tùy chọn thứ tự phần thi như sau:

    • Analytical Writing Assessment, Integrated Reasoning, Quantitative Reasoning, Verbal Reasoning
    • Verbal Reasoning, Quantitative Reasoning, Integrated Reasoning, Analytical Writing Assessment
    • Quantitative Reasoning, Verbal Reasoning, Integrated Reasoning, Analytical Writing Assessment
Phần thi Số câu hỏi Dạng câu hỏi Thời gian
Analytical Writing Assessment 01 câu Analysis of an Argument 30 phút
Integrated Reasoning 12 câu – Multi-source Reasoning
– Table Analysis
– Graphics Interpretaion
– Two-part Analysis
30 phút
Break 08 phút
Quantitative Reasoning 31 câu – Problem Solving
– Data Sufficiency
62 phút
Break 08 phút
Verbal Reasoning 36 câu – Reading Comprehension
– Critical Reasoning
– Sentence Correction
65 phút

Trong phần Analytical Writing Assessment, thí sinh sẽ được yêu cầu viết một bài luận trình bày quan điểm của mình về một tranh luận trong thời gian 30 phút.

Trong phần Integrated Reasoning, thí sinh sẽ phải phân tích dữ liệu từ các bảng biểu, biểu đồ, trả lời các câu hỏi tư duy liên quan dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trong phần Quantitative Reasoning (phần Toán GMAT) và Verbal Reasoning (phần Ngôn ngữ GMAT), thí sinh sẽ phải trả lời các câu hỏi trắc nghiệm với phương thức thích ứng bằng công nghệ máy tính, có nghĩa là máy tính sẽ bốc ngẫu nhiên các câu hỏi từ ngân hàng câu hỏi và thay đổi sao cho phù hợp với trình độ của thí sinh nhất.

Đề GMAT sẽ cho ra nhiều câu hỏi khó hơn dựa trên số câu trả lời đúng của thí sinh, nhưng nếu bạn cảm thấy câu hỏi tiếp theo dễ hơn so với câu trước, không có nghĩa là bạn đã đã lời sai câu vừa làm, đồng nghĩa với việc không thí sinh nào sẽ phải trả lời quá nhiều câu hỏi quá khó hay quá dễ đối với họ. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý:

    • Chỉ có 1 câu hỏi được hiển thị trên màn hình.
    • Những ký hiệu cho đáp án của câu hỏi trắc nghiệm sẽ được thay thế bằng hình tròn thay vì ký hiệu chữ (A, B, C, D, E).
    • Những dạng câu hỏi khác nhau sẽ được hiển thị một cách ngẫu nhiên.
    • Thí sinh không được trở về câu hỏi phía trước nhằm thay đổi đáp án đã chọn.

3. Thi GMAT có khó không?

Câu trả lời là “có”, vì đề thi GMAT được thiết kế nhằm đánh giá khả năng phân tích nâng cao kết hợp với nhiều dạng lý luận khác nhau:

    • Analytical Writing Assessment yêu cầu thí sinh phải thể hiện khả năng phân tích vấn đề và trình bày luận điểm của bản thân qua bài viết.
    • Integrated Reasoning yêu cầu thí sinh phải phân tích và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn dưới nhiều dạng khác nhau nhằm đưa ra nhiều kết luận có cơ sở.
    • Quantitative Reasoning yêu cầu thí sinh phải tận dụng nhiều công cụ số học, đại số, và hình học để giải quyết các câu hỏi toán học.
    • Verbal Reasoning yêu cầu thí sinh phải đọc và hiểu tài liệu, có khả năng từ vựng và ngữ pháp ở cấp độ cao, vừa đưa ra đánh giá và lập luận của bản thân, vừa có khả năng sửa lỗi câu chữ và cú pháp.

Ngoài ra, các câu hỏi còn đề cập đến nhiều chủ đề khác nhau, thí sinh phải tận dụng hết mọi thông tin được cung cấp trong bài thi để trả lời các câu hỏi bằng phương pháp loại suy nếu không có đủ kiến thức xã hội.

Hơn nữa, học GMAT không đơn thuần là bài thi kiểm tra trình độ tiếng Anh hay kiến thức về kinh doanh. Chứng chỉ GMAT đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng đọc hiểu vấn đề bằng tiếng Anh cùng với kiến thức Toán cơ bản, đặc biệt phải biết cách tính nhẩm nhanh vì không được phép sử dụng máy tính. Mỗi câu hỏi phải được trả lời trong thời gian trung bình 2 phút và không được thay đổi đáp án nên áp lực thời gian rất lớn.

4. Tài liệu ôn thi GMAT

Có nhiều nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới được cấp quyền xuất bản các bộ sách GMAT để người học ôn tập như The Princeton Review, Kaplan, Manhattan Prep… Tuy nhiên, tài liệu ôn thi chính thức sẽ được cập nhật bởi GMAC hằng năm, bao gồm các mẫu đề gợi ý cùng với các dạng câu hỏi có thể xuất hiện trong bài thi.

Ngoài ra, các tài liệu luyện thi như bài thi GMAT mẫu hoặc các trang web cho phép thi thử GMAT online có thể được tìm thấy nhiều trên internet, nhưng bạn nên lưu ý cấu trúc câu hỏi và cách diễn giải trên web sẽ khác hơn so với bài thi thực trên máy tính.

Xem thêm: Tổng hợp tài liệu ôn thi GMAT

5. Đăng ký thi chứng chỉ GMAT

Bài thi GMAT được thực hiện trên máy tính trên toàn thế giới. Ở những khu vực trên thế giới chưa có các trung tâm khảo thí, thí sinh có thể thực hiện bài thi trên máy tính tại nhà và có sự giám sát của giám thị từ xa.

Lịch thi GMAT được tổ chức liên tục trong năm. Nếu điểm số không như kỳ vọng, bạn có thể dự thi lần nữa sau mỗi 16 ngày, tối đa được thi 5 lần trong bất kỳ khoảng thời gian nào của 12 tháng liên tục nhưng không được vượt quá tổng số 8 lần.

5.1. Cách đăng ký thi

Thí sinh có thể đăng ký thi trực tiếp tại trang web chính thức của hội đồng sở hữu độc quyền bài thi tại mba.com. Ngoài việc đăng ký trực tiếp với MBA, thí sinh còn có thể liên hệ với các trung tâm khảo thí được MBA ủy quyền tại quốc gia mình đang sinh sống. Hiện ở Việt Nam có 2 trung tâm khảo thí được đặt ở Hà Nội và TP. HCM.

5.2. Lệ phí thi GMAT

Hiện tại, lệ phí đăng ký cho kỳ thi GMAT tại Việt Nam là 250 USD, chưa bao gồm các tùy chọn thanh toán và các dịch vụ liên quan.

5.3. Thi GMAT ở đâu?

    • VIET Professional – 276 Ung Văn Khiêm, P.25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM
    • IPMAC Information Technology – Tầng 6, Tòa nhà Kim Ánh, Ngõ 78 Duy Tân, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

Xem thêm: Khóa học luyện thi GMAT

Intertu Education hiện đang chiêu sinh khóa học luyện thi SSAT, luyện thi SAT, luyện thi ACT, luyện thi GMAT, luyện thi GRE, luyện thi GED. Mọi thắc mắc về chứng chỉ GMAT xin liên hệ trực tiếp, qua email hoặc hotline để được tư vấn miễn phí.