Cách học tiếng Trung hiệu quả và nhanh nhất

Hiện nay, tại các quốc gia lớn, tiếng Trung đang là ngôn ngữ được lựa chọn nhiều nhất song song với tiếng Anh. Cách học tiếng Trung sao cho hiệu quả là điều mà nhiều người theo học ngôn ngữ này tìm kiếm để nhanh chóng sử dụng thành thạo mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp tương lai hay đơn giản học tiếng Trung như một cách phát triển bản thân.

1. Vì sao nên học tiếng Trung?

    • Tiếng Trung là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới với khoảng 1.310.000.000 người sử dụng, trong đó 898.000.000 người nói tiếng phổ thông. Do đó, 16% dân số toàn cầu nói tiếng Trung Quốc.
    • Học tiếng Trung dễ hơn bạn nghĩ, bởi vì không phải lo lắng về động từ, số nhiều, không có thì, và không chia động từ. Hơn nữa, hiện có hơn 80.000 ký tự trong tiếng Trung nhưng thường chỉ có 3.500 được sử dụng phổ biến. 
    • Cơ hội nghề nghiệp sẽ rộng mở khi học tiếng Trung khi giờ đây, Trung Quốc đầu tư vào thị trường Việt Nam với rất nhiều công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi tuyển người, ngoài yêu cầu chung về nghiệp vụ, có chứng chỉ tiếng Anh thì vốn ngoại ngữ tiếng Trung luôn được ưu tiên.

2. Học tiếng Trung có khó không?

Học bất kỳ ngôn ngữ nào cũng sẽ có những cái khó và cái dễ riêng, tiếng Trung cũng vậy. Điểm dễ dàng khi học tiếng Trung chính là sự tương đồng về văn hóa của hai nước láng giềng, vì tiếng Trung khá giống tiếng Việt khi đều có thanh điệu và vận mẫu. Do đó, phần nghe và nói sẽ có nhiều điểm tương đồng khiến việc phát âm dễ hơn so với các quốc gia khác. Khi phát âm, người Việt sẽ không cảm thấy bị ngượng mồm hay khẩu hình không đúng, vì thế mà người học có thể nắm bắt và vận dụng rất nhanh.

Vậy thì tiếng Trung có khó không và khó ở điểm nào? Nói về cái khó, có thể kể đến hệ thống chữ Hán là hệ thống chữ tượng hình, khác hẳn với hệ thống chữ Latin biểu âm trong tiếng Việt, nên khi mới bắt đầu với tiếng Trung sơ cấp nhiều bạn sẽ không khỏi cảm thấy mơ hồ, khó khăn trong việc học mặt chữ và học viết chữ Hán. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng quá, mặc dù chữ Hán khó, nhưng nó cũng có các quy tắc nhất định, một khi đã thành thạo thì bạn sẽ cảm thấy chữ Hán có rất nhiều ý nghĩa và thú vị.

Xem thêm: Khóa học tiếng Trung

3. Xác định học tiếng Trung phồn thể hay giản thể?

Để xác định được bạn muốn học theo loại nào thì cần hiểu rõ khái niệm tiếng Trung phồn thể và giản thể là gì

Chữ Hán phồn thể là bộ chữ chính thức tại Đài Loan, bên cạnh đó thì người dân Hồng Kông và Ma Cao cũng thường sử dụng chữ Hán truyền thống hơn.

Chữ Hán giản thể được sử dụng chính thức tại Trung Quốc, ngoài ra Singapore cũng thường sử dụng loại chữ này vì sự đơn giản trong cách học và viết của nó.

Nếu bạn là người nước ngoài vừa bắt đầu học tiếng Trung, bạn nên chọn học chữ giản thể vừa giúp bạn dễ học hơn lại đơn giản hơn rất nhiều so với chữ phồn thể. Sau khi học được chữ giản thể, nếu bạn cảm thấy thích thú với văn hóa và lịch sử Trung Hoa, bạn có thể nghiên cứu thêm chữ phồn thể.

4. Các bước tự học tiếng Trung cơ bản cho người mới bắt đầu

4.1. Học phát âm tiếng Trung

Trong tiếng Trung, âm điệu có lẽ là phần cơ bản nhất. Bạn nên bắt đầu bằng việc tập trung vào phiên âm. Trong đó, phiên âm = nguyên âm + phụ âm + dấu, hay còn gọi là phiên âm = vận mẫu + thanh mẫu + thanh điệu.

    • Vận mẫu: Có 35 nguyên âm.
    • Thanh mẫu: Có 21 phụ âm, gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép, còn 2 phụ âm không chính thức y và w chính là nguyên âm i và u khi nó đừng đầu câu.
    • Thanh điệu: Có 4 thanh điệu, gồm thanh 1 (thanh ngang), thanh 2 (thanh sắc), thanh 3 (thanh hỏi), và thanh 4 (thanh huyền).

4.2. Học bảng chữ cái tiếng Trung

Bảng chữ cái tiếng Trung cũng chính là bảng pinyin dành riêng cho học phát âm, áp dụng cả cho giản thể và phồn thể. Bảng pinyin ra đời chủ yếu để hỗ trợ cho người nước ngoài học tiếng Trung dễ dàng hơn vì đây là bảng chữ cái bằng chữ Latin.

4.3. Học 214 bộ thủ tiếng Trung

Học xong bảng chữ cái, ta chuyển sang học thật kỹ bộ thủ vì bộ thủ là cách duy nhất  tìm ra nghĩa của từ ngữ, các từ liên quan giống nhau và cách ghép từ.

Ví dụ:

    • 液 – yè: dịch / chất lỏng
    • 河 – hé: hà / sông
    • 泡 – pào: bào / bọt nước

Ba từ trên đều có bộ thủy (3 chấm thủy 氵) đằng trước nên nghĩa đều liên quan đến nước.

Ví dụ:

    • 时 – shí: thời gian
    • 区 – qū: khu vực

Khi ghép hai từ với nhau, ta được từ 时区 có nghĩa là múi giờ, bao gồm giờ và địa điểm.

4.4. Học cách viết chữ tiếng Trung

Sau khi học phiên âm xong, bạn cần nắm chắc được hệ thống chữ viết. Trong tiếng Trung, có 8 nét cơ bản và 8 quy tắc chính. Để học viết tiếng Trung, bắt buộc phải nắm được các quy tắc đó.

    • Những nét cơ bản trong tiếng Trung
      • Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải
      • Nét sổ: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới
      • Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới
      • Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải
      • Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái
      • Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải
      • Nét gập: có một nét gập giữa nét
      • Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác
    • Thứ tự viết các nét trong tiếng Trung
      • Quy tắc 1: Ngang trước sổ sau
      • Quy tắc 2: Phẩy trước mác sau
      • Quy tắc 3: Trên trước dưới sau
      • Quy tắc 4: Trái trước phải sau
      • Quy tắc 5: Ngoài trước trong sau
      • Quy tắc 6: Vào trước đóng sau
      • Quy tắc 7: Giữa trước hai bên sau

Lưu ý: Giữa trước hai bên sau được áp dụng khi hai bên đối xứng nhau (đối xứng chứ không cần các nét giống nhau).

4.5. Xây dựng vốn từ vựng tiếng Trung

    • Chuyển đổi từ thành hình ảnh: Tiếng Trung là ngôn ngữ tượng hình, bởi vậy điều này càng bắt buộc chúng ta phải nâng cao trí tưởng tượng. Bạn có thể nghĩ ra một hình ảnh nào đó liên quan đến từ vựng tiếng Trung, không bắt buộc phải đúng với tất cả, chỉ cần phù hợp với bạn là đủ.
    • Flashcard thần thánh: Cải thiện 50% khả năng ghi nhớ là nghiên cứu của Đại học Washington cho việc sử dụng flashcard khi học ngoại ngữ. Bạn dễ dàng mang theo học mọi lúc mọi nơi, đặc biệt với từ mới sẽ được lý giải cặn kẽ và có ví dụ cụ thể.
    • Viết, viết và viết: Việc gõ trên máy tính là điều khiến cho chúng ta thụ động và quên đi mặt chữ trong tiếng Trung. Thay vì học bằng cách gõ trên máy tính, bạn có thể tự viết tay thật nhiều lần. Mỗi lần đưa nét chữ lại ghi nhớ thêm nhiều hơn.
    • Lặp đi lặp lại bằng lời nói: Bạn không nói mà chỉ học thì chỉ là kiến thức trên sách vở. Chỉ khi bạn phát ra bằng chính miệng mình thì không những giúp bạn kiểm tra phát âm mà còn giúp bạn nhớ lâu hơn.
    • Ghi nhớ từ trong ngữ cảnh: Ghi nhớ từ vựng tiếng Trung không phải là ghi nhớ từng chữ cái riêng lẻ. Đấy là việc học từ trong câu, câu trong đoạn và đoạn trong bài. Bạn phải học trong từng ngữ cảnh thì mới ứng dụng trong từng hoàn cảnh.
    • Cảm thụ thông qua âm nhạc: Từng giai điệu của bài hát sẽ thẩm thấu nhanh đến mức bạn bất ngờ. Vậy tại sao không thông qua bài hát để ghi nhớ từ vựng?

4.6. Ghi nhớ ngữ pháp tiếng Trung

    • Sử dụng sổ viết tay để tự mình tổng hợp tất cả điểm ngữ pháp theo các cụm: Chẳng hạn, có thể phân bổ trang 1-20 sẽ ghi chép các loại bổ ngữ, trang 21-30 là các phó từ đặc biệt, trang 31-40 là các cấu trúc câu đặc biệt…
    • Học cách xâu chuỗi các điểm ngữ pháp theo hệ thống thay vì học độc lập: Với Hán ngữ hiện đại, xét về cấu trúc câu thì có thể chia ra câu cấu trúc cơ bản và câu có cấu trúc đặc biệt. Trong đó, câu cơ bản sẽ tuân thủ 1 chủ – 1 vị – 1 tân, còn câu đặc biệt hoặc thứ tự thành phần câu sẽ bị đảo lộn, hoặc không tuân thủ theo số lượng 1-1-1 như trên.    
    • Ghi chép thông minh: Khi học điểm ngữ pháp mới, đầu tiên hãy phân loại nó nằm ở đâu trong quyển sổ. Tiếp theo, dù đó là phó từ, trợ từ, hay bổ ngữ, cũng nên ghi chép đầy đủ cấu trúc dạng khẳng định, phủ định, hay nghi vấn (nếu có), kèm theo thật nhiều ví dụ.
    • Tư duy xem điểm ngữ pháp này có giống hay ngược với tiếng Việt: Cố gắng tìm nhiều điểm so sánh nhất có thể giữa tiếng Hán và một loại ngôn ngữ bạn quen thuộc, điều này giúp bạn dễ nhớ hơn rất nhiều.

4.7. Thực hành giao tiếp tiếng Trung

Dù học bất kỳ ngôn ngữ nào, thì kỹ năng giao tiếp luôn được coi là quan trọng nhất bởi lẽ mục đích cuối cùng của ngôn ngữ là giúp người học giao tiếp được với nhau. Bạn có thể học tiếng Trung giao tiếp hằng ngày với những chủ đề đơn nhất hoặc học thông những cách dưới đây:

    • Xem phim và học tiếng Trung qua bài hát – cách bổ trợ cho kỹ năng nghe: Đây là phương pháp dễ áp dụng lại hiệu quả. Việc xem phim và nghe nhạc sẽ giúp bạn tích lũy vốn từ vựng cho bản thân.
    • Tìm hiểu các phần mềm học tiếng Trung cơ bản: Các phần mềm học tiếng Trung phổ biến như Hello Chinese, Hello Talk, Super Chinese, Pandarow… giúp bạn học được ở mọi nơi, những lúc rảnh có thể mở ra để ôn tập lại kiến thức.

4.8. Chọn giáo trình tiếng Trung phù hợp

Sách thì có nhiều nhưng không phải sách nào cũng mang lại hiệu quả học tập cao. Chính vì vậy mà trước khi bắt đầu học, hãy tìm loại giáo trình tiếng Trung giao tiếp cơ bản phù hợp với mình nhất.

    • Giáo trình Boya: Giáo trình Boya chú trọng vào ngữ pháp, lượng từ vựng lớn, hội thoại dài, nhiều bài tập để luyện và gói gọn nhiều kiến thức.
    • Giáo trình Hán Ngữ: Giáo trình Hán ngữ gồm 6 quyển, kiến thức phân chia theo mức độ tăng dần, vì thế rất thích hợp cho người mới học. Khi học theo giáo trình, bạn sẽ có lượng kiến thức tương đối cơ bản cả về ngữ pháp và từ vựng.

Trên đây là cách chung nhất mà ai cũng phải trải qua, tuy nhiên tuỳ vào lĩnh vực cụ thể như tiếng Trung công xưởng, tiếng Trung xuất nhập khẩu, tiếng Trung luyện thi, tiếng Trung dịch thuật, … mà mỗi người học sẽ phát triển thêm những cách học khác nhau cho phù hợp.

Xem thêm: Các môn ngoại ngữ

5. Cách học tiếng Trung dễ nhớ và nhớ lâu

Bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy, dù học theo phương pháp nào thì một trong những cách học khiến bạn dễ nhớ và nhớ lâu nhất là học theo chủ đề. Nếu học từ vựng mà học một cách ôm đồm, cứ thấy từ vựng nào cũng lao đầu vào học, bạn sẽ rất dễ rối loạn và nhanh chóng quên đi sau một thời gian. Vì vậy, khi học tiếng Trung, bạn nên chia chủ đề để học, học theo lộ trình, qua đó liên kết được các từ vựng, cấu trúc, mẫu câu với nhau. Và một điều nữa cũng quan trọng không kém đó chính là việc duy trì thói quen học tiếng Trung mỗi ngày, có như vậy mới đạt được hiểu qua cao hơn trong việc học.

6. Tài liệu học tiếng Trung tìm ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều loại sách dạy tiếng Trung trên thị trường được nhiều người đánh giá chất lượng, mang đến thành công cho người học trong thời gian ngắn. Phần lớn các giáo trình như MUSTONG, HSK từ cấp độ 1 đến cấp độ 6, 301 câu đàm thoại tiếng Hoa, từ điển Trung – Việt bằng hình ảnh… đều có cả bản cứng lẫn tài liệu online miễn phí. Bạn dễ dàng tìm thấy ở các nhà sách hoặc tải xuống trên mạng để có thể tự học tiếng Trung tại nhà, nếu kiên trì chắc chắn bạn sẽ chinh phục được ngoại ngữ mà mình theo đuổi.

Xem thêm: Giáo trình và tài liệu học tiếng Trung hiệu quả

7. Học tiếng Trung ở đâu tốt?

Tiếng Trung vốn phổ biến nên số lượng trung tâm có dạy ngoại ngữ này cũng không hiếm. Tùy vào nhu cầu và mục đích học tập của bản thân, bạn có thể lựa chọn cơ sở đào tạo uy tín và chất lượng, dựa vào tiêu chí đánh giá của những người xung quanh.

Intertu Education hiện đang chiêu sinh các khóa học như tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh học thuật, tiếng Anh chuyên ngành, tiếng Anh doanh nghiệp, tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha. Mọi thắc mắc và đăng ký xin liên hệ trực tiếp, qua email hoặc hotline để được tư vấn miễn phí.