Chương trình AP

CHƯƠNG TRÌNH AP LÀ GÌ? LỢI THẾ CỦA AP

Chương trình AP hay còn gọi là chương trình Xếp lớp nâng cao bao gồm các khóa học và kỳ thi dành cho học sinh THPT có thành tích học tập tốt. Chương trình được công nhận tại hầu hết các trường đại học danh tiếng và ngày càng được nhiều học sinh đăng ký. Vì sao AP lại nhận được nhiều sự quan tâm như vậy?

1. AP là gì?

1.1. Tổng quan về AP

AP – viết tắt của Advanced Placement, được xây dựng bởi tổ chức College Board (đơn vị tổ chức kỳ thi SAT rất quen thuộc với học sinh Việt Nam), là chương trình phổ biến ở Mỹ và Canada dành cho học sinh trung học từ lớp 10 đến lớp 12. AP không phải chương trình học tiêu chuẩn bắt buộc mà là các lớp học nâng cao (AP class) dành cho học sinh có kết quả học tập tốt, nên rất phù hợp với các bạn có mong muốn thử sức với giáo dục bậc đại học và định hướng ngành học cho bản thân.  

    • Chương trình AP gồm 38 khóa học với 7 nhóm môn chính:
    • Capstone Diploma Program (Nhóm môn Dự án)
    • Arts (Nghệ thuật)
    • English (Tiếng Anh)
    • History and Social Sciences (Lịch sử và Khoa học Xã hội)
    • Math and Computer Science (Toán và Khoa học máy tính)
    • Sciences (Khoa học tự nhiên)
    • World Languages and Cultures (Ngôn ngữ và Văn hóa thế giới)

Mỗi môn AP sẽ cần thời gian học trong 1 năm. Thông thường, học sinh theo học chương trình AP sẽ chọn một số môn nhất định để học, thường là từ 2 đến 3 môn liên quan đến ngành mà mình sẽ chọn. Các kiến thức, bài tập hay kỹ năng mà AP yêu cầu có bài tập tương đương với trình độ năm đầu đại học. Điều này giúp học sinh làm quen và có cơ hội lấy được tín chỉ đại học ngay từ khi còn học cấp 3.

Không có giáo trình thống nhất cho việc luyện thi AP, giáo viên sẽ quyết định cách giảng dạy và chỉ sử dụng tài liệu các khóa học AP như một nguồn tham khảo.

Xem thêm: Môn học tiêu biểu trong chương trình Xếp lớp Nâng cao AP

1.2. Lợi thế của chứng chỉ AP

    • Làm nổi bật hồ sơ học tập

AP rất phổ biến ở Mỹ, nhưng không vì thế mà bạn bị giới hạn các lựa chọn và điểm đến du học của mình. Điểm AP còn được chấp nhận như tiêu chí xét tuyển đầu vào của hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên hơn 60 quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, đạt thành tích cao trong kỳ thi AP cũng là một trong những minh chứng khẳng định năng lực học tập của học sinh, làm nổi bật hồ sơ học tập và gia tăng đáng kể khả năng nhận học bổng. Theo College Board, 31% các trường ở Mỹ ưu tiên chứng chỉ AP khi xét học bổng cho sinh viên.

    • Tiết kiệm chi phí và thời gian

Học sinh có kết quả tốt trong kỳ thi AP cũng sẽ được miễn một số tín chỉ ở đại học. Điều này giúp bạn và gia đình cắt giảm tương đối học phí. Bên cạnh chi phí, thời gian học đại học cũng được tiết kiệm đáng kể. Theo nghiên cứu, học sinh theo học các môn AP ở bậc phổ thông khi lên đại học sẽ có tỉ lệ tốt nghiệp đúng hạn cao hơn đến 62% so với nhóm sinh viên không học AP.

    • Thích nghi với môi trường đại học nhanh hơn

AP giúp học sinh phổ thông được tiếp cận sớm với giáo dục trình độ đại học, từ đó chuẩn bị hành trang tốt nhất cho hành trình học đại học và thậm chí là cao học sau này. Khi theo học, học sinh sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về ngành học và chương trình học trong tương lai. Do đó, các bạn có thể dễ dàng vượt qua giai đoạn thích nghi với môi trường đại học.

1.3. Thang điểm AP

Kỳ thi AP được tổ chức mỗi năm 1 lần vào tháng 5 và tháng 6. Có tổng cộng 11 dạng câu hỏi cho đề thi AP, thông thường một bài kiểm tra AP sẽ bao gồm 2 định dạng. AP sẽ được chấm theo thang điểm từ 1 – 5 với điểm 3 là điểm đậu, với đánh giá cụ thể sau:

Thang điểm Đánh giá Điểm tương ứng bậc đại học
5 Tuyệt đối đạt yêu cầu A+ hoặc A
4 Đạt tốt A-, B+ hoặc B
3 Đạt yêu cầu B-, C+ hoặc C
2 Gần đạt yêu cầu
1 Không đạt yêu cầu

2. Tại sao nhiều học sinh chọn tham gia các lớp AP?

2.1. Quan trọng khi du học Mỹ

Nếu bạn đạt được chứng chỉ AP, phần trăm bạn được nhận vào các trường đại học hàng đầu nước ngoài là rất cao. Theo nghiên cứu của College Board, 85% các trường đại học, cao đẳng ở Mỹ ưu tiên nhận học sinh đã từng học AP ở phổ thông.

2.2. Có thể đăng ký thi tự do

Nếu chương trình IB bắt buộc học sinh phải theo học và thi ở trường có tổ chức giảng dạy IB thì AP cho phép tất cả học sinh đăng ký thi tự do bất kỳ một môn học nào. Những bạn học tại trường không có dạy AP hay thậm chí thí sinh ôn luyện tại nhà đều có cơ hội tham dự. Đây cũng là một trong các lý do chính khiến nhiều học sinh quan tâm tới AP.

2.3. Các môn học phân hóa sâu theo hướng cơ sở ngành

Ngoài việc là bước chuẩn bị nền tảng khi bước vào môi trường đại học, AP còn đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra định hướng học tập và nghề nghiệp hiệu quả. Khác với những chương trình quốc tế khác, các môn AP được phân hóa theo hướng cơ sở ngành rất cụ thể. Ví dụ ở môn Kinh tế, nếu IB và A-level chỉ có môn Economics thì AP có hai khóa học là Microeconomics (Kinh tế Vi mô) và Macroeconomics (Kinh tế Vĩ mô). Tương tự như vậy, IB và A-level chỉ có một môn Physics (Vật lý) trong khi AP chia tới 4 khóa học: Physics 1, Physics 2, Physics C: Mechanics và Physics C: Electricity and Magnetism.

Xem thêm: Tiếng Anh chuyên ngành là gì?

3. Chọn học bao nhiêu môn AP là đủ?

Khác với chương trình IB có quy định số lượng môn học và các học phần rõ ràng, AP không có quy định tối thiểu hoặc tối đa số môn mà học sinh có thể chọn. Do đó, nên chọn học bao nhiêu môn AP là mối quan tâm của rất nhiều học sinh.

Số lượng môn AP cần phải học sẽ khác nhau tùy thuộc vào trường đại học mà các bạn dự định nộp đơn. Trường càng danh tiếng và tính cạnh tranh càng cao thì sẽ càng yêu cầu nhiều môn AP. Như vậy, ứng viên mới có thể chứng minh năng lực và khả năng sẵn sàng với môi trường học thuật cao. Sau đây là số môn AP cần thiết xét theo xếp hạng chất lượng của các trường ở Mỹ:

    • Các trường top 10: yêu cầu từ 10 đến 14 môn AP
    • Các trường top 20: đánh giá cao ứng viên học từ 7 đến 12 môn AP
    • Các trường top 50: ưu tiên học sinh đã hoàn thành từ 3 đến 5 môn AP
    • Các trường còn lại: chỉ yêu cầu học sinh hoàn thành 2 đến 4 môn AP

4. Điều kiện theo học AP tại Việt Nam

Học sinh theo học chương trình AP sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với học sinh chuyển từ chương trình cơ bản sang AP hoặc các thí sinh tự do, bởi số lượng từ vựng chuyên ngành và thuật ngữ lớn. Do đó, khả năng tiếng Anh tốt là điều kiện tiên quyết để học sinh có thể theo được chương trình này.

Học lực cấp 2 ở mức tốt cũng là điều kiện cần thiết. Là chương trình xếp lớp nâng cao, khối lượng kiến thức nặng là điều không thể tránh khỏi. Những bạn với học lực hạn chế không chỉ có nguy cơ nhận điểm không tốt mà còn ảnh hưởng đến hồ sơ nộp đại học.

Bên cạnh đó, khả năng đọc hiểu và tư duy phân tích cao cũng là đòi hỏi bắt buộc của học sinh chương trình AP.

5. Điểm AP bao nhiêu là đủ cao và được tích lũy tín chỉ?

Gia tăng khả năng đậu đại học và miễn giảm tín chỉ là những lợi thế lớn thu hút học sinh tham gia các lớp AP. Dù vậy, chỉ học và thi thôi là vẫn chưa đủ, bạn cần phải có được mức điểm đủ cao để đạt được những điều trên.

    • Điểm 4-5: được các trường ưu tiên trong quá trình xét tuyển, môn AP được quy đổi và miễn giảm tín chỉ khi vào đại học.
    • Điểm 3: các trường sẽ cân nhắc xét tuyển và có thể có một số trường chấp nhận quy đổi thành tín chỉ.
    • Điểm 2: không được các trường đại học chấp nhận, trừ khi chỉ tiêu năm học tương ứng chưa đủ ứng viên và không được quy đổi sang tín chỉ đại học.
    • Điểm 1: xem như trượt kỳ thi AP. 

Xem thêm: Khóa học luyện thi AP

6. Các trường quốc tế dạy AP

Nhận thấy tầm quan trọng của chương trình AP cũng như mong muốn con mình có thể thi đậu các trường đại học danh tiếng ở Mỹ, các bậc phụ huynh đang ngày càng dành sự quan tâm và tìm kiếm các trường có dạy AP. 

Hiện tại ở Việt Nam, chỉ có một số trường quốc tế được College Board cấp quyền để đào tạo và tổ chức thi AP. Chương trình AP ở các trường này có lộ trình dạy cụ thể và bám sát dựa trên tiêu chuẩn của College Board. Trang thiết bị cùng cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại cũng là một trong những ưu điểm nổi bật của các trường này. Sau đây là danh sách các trường dạy chương trình AP:

6.1. Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

    • International School Ho Chi Minh City – American Academy (ISHCMC – AA)
    • Saigon South International School (SSIS)
    • The American School (TAS)
    • Asian International School (AHS)
    • EMASI International Bilingual School (EMASI)
    • Wellspring Saigon International Bilingual School (Wellspring HCMC)

6.2. Tại Hà Nội:

    • Wellspring Hanoi International Bilingual School (Wellspring Hanoi)
    • Concordia International School Hanoi (Concordia)
    • Gateway International School (Gateway)
    • St. Paul American School Hanoi (St. Paul)

Intertu Education hiện đang chiêu sinh các khóa học chương trình AP (AP Calculus, AP Statistics, AP Physics, AP Chemistry, AP Biology, AP Microeconomics, AP Macroeconomics,  AP English Language and Composition, AP English Literature and Composition, AP World History, AP Human Geography, AP Psychology…). Mọi thắc mắc về vấn đề chương trình AP xin liên hệ trực tiếp, qua email hoặc hotline để được tư vấn miễn phí.

.
.
.