Trong thời đại hội nhập toàn cầu mạnh mẽ hiện nay, kinh tế quốc tế đang là cụm từ ngày càng phổ biến. Vậy đây là ngành gì và triển vọng nghề nghiệp ra sao khi học sinh chọn học Kinh tế bằng tiếng Anh ngay từ thời phổ thông?
1. Môn Kinh tế quốc tế là gì?
Kinh tế (economics) là môn thuộc khoa học xã hội (social sciences), ra đời với mục đích giúp xã hội học cách quản lý nguồn tài nguyên có hạn làm sao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ vô hạn của con người. Bởi vì sự khan hiếm về nhân lực, tiền bạc, tài sản và hơn thế, chúng ta cần phải học cách điều hành hiệu quả nhất có thể.
Kinh tế quốc tế (international economics) là mối quan hệ kinh tế với nhau giữa hai hoặc nhiều nước, là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế. Như vậy, môn Kinh tế quốc tế học về mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia trong quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ và di chuyển các nguồn lực sản xuất, sự chuyển đổi tiền tệ và thanh khoản giữa các quốc gia để thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người.
Xem thêm: Chương trình AP
2. Môn Kinh tế bằng tiếng Anh trong trường quốc tế – song ngữ
Trong trường quốc tế – song ngữ, Kinh tế bằng tiếng Anh được giảng dạy từ lớp 9 và rất được chú trọng vào 2 năm cuối phổ thông. Tuy là môn học không bắt buộc nhưng phần lớn học sinh có định hướng nghiên cứu về kinh tế, kinh doanh, thương mại… đều chọn môn học này vì việc học từ sớm giúp các bạn có cái nhìn trọn vẹn hơn về xã hội và cách mà xã hội hoạt động.
Mang vị thế quan trọng trong sự phát triển của xã hội, từ các nước phát triển cho đến các nước đang phát triển, học Kinh tế bằng tiếng Anh mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn không chỉ trong nước mà cong trong môi trường quốc tế, giúp kết nối con người dễ dàng hơn và khoảng cách về văn hóa lẫn ngôn ngữ cũng được cắt ngắn hơn.
3. Học Kinh tế quốc tế được học những gì?
3.1. IB Economics
Chương trình IB Economics bao gồm những phần chính như sau: kinh tế vi mô (microeconomics), kinh tế vĩ mô (macroeconomics), và kinh tế toàn cầu (the global economy). Môn học được chia thành 2 cấp độ: Standard Level và Higher Level. Học sinh hoàn toàn được lựa chọn cấp độ mà mình muốn học.
Với nội dung học, học sinh sẽ được tiếp cận những kiến thức bao quát về thị trường, nhu cầu – cung cầu, vấn đề kinh tế, quan hệ quốc tế, can thiệp chính phủ và hơn thế nữa. Những chủ đề này mang lại cái nhìn trọn vẹn về thế giới kinh tế cho học sinh IB một cách đầy đủ nhất.
Xem thêm: Chương trình IB
3.2. AP Economics
Với chương trình AP Economics, học sinh sẽ có lựa chọn học kinh tế vi mô (Microeconomics) hoặc kinh tế vĩ mô (Macroeconomics).
- Kinh tế vi mô đi sâu vào các chủ đề như hoạt động kinh tế của công ty và doanh nghiệp, hành vi chi tiêu của cá nhân và phân tích thị trường trong phạm vi nhỏ.
- Kinh tế vĩ mô học về các chủ đề lớn hơn như thị trường chung, thị trường trong nước và quốc tế, lẫn hoạt động ngoại thương.
3.3. A-level Economics
Trong chương trình A-level Economics, học sinh sẽ được học qua những kiến thức bao hàm tương tự với chương trình IB Economics, bắt đầu từ cơ bản cho năm thứ nhất và sâu rộng hơn trong năm thứ hai. Môn học có yêu cầu khá cao vì học sinh bắt buộc phải áp dụng được kiến thức vào bài thi, còn có những chủ đề sẽ cần cả Toán.
Để học tốt A-level Economics, học sinh phải phát triển tư duy lập luận, tranh luận và phản biện, kèm theo khả năng dẫn chứng để trả lời câu hỏi liên quan đến môn học. Điểm mấu chốt nằm ở các bài Case Study và học sinh cần hiểu rõ các phần kiến thức lẫn những kỹ năng trên mới có thể trình bày bài làm một cách thuyết phục.
3.4. IGCSE Economics
Chương trình IGCSE đang dần trở nên quen thuộc với phần lớn học sinh Việt Nam, trong đó Economics là một trong những môn học được quan tâm nhất. Môn học bao gồm 8 chương chính về các chủ đề như sau:
-
- Phân tích và sử dụng hiệu quả tài nguyên
- Cách hoạt động của thị trường
- Nhu cầu và cung cầu
- Phân tích vi mô phạm vi công ty và người lao động
- Sự can thiệp kinh tế từ chính phủ
- Hoạt động kinh tế trên thị trường
- Tổng quan nhu cầu, cung cầu và phát triển kinh tế
- Quan hệ kinh tế quốc tế
Ngoài kiến thức kinh tế cốt lõi, môn học còn trang bị cho học sinh khả năng về hoạch định doanh nghiệp, lập chiến lược kinh doanh, phân tích dữ liệu… đi kèm với các chương học liên quan như mức giá thị trường, tổng quan kinh tế, GDP, thiếu hụt – dư…
Xem thêm: Chương trình IGCSE
3.5. Economics bậc đại học – cao đẳng
Economics bậc đại học – cao đẳng cũng giống như bậc trung học ở chỗ sẽ được chia thành Microeconomics và Macroeconomics. Cả hai phần đều nhìn vào các góc cạnh về mặt vi mô và vĩ mô của kinh tế, cung cầu, hệ thống hoạt động của tiền, khủng hoảng kinh tế, chính sách chính phủ và các chủ đề liên quan.
Sinh viên còn được trang bị hệ thống kiến thức hiện đại về kinh tế học ứng dụng, từ đó có khả năng vận dụng các lý thuyết kinh tế để phân tích và đánh giá các hoạt động kinh tế, tổ chức và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như xây dựng và tổ chức các dự án phát triển kinh tế – xã hội.
3.6. Economics bậc sau đại học
Economics bậc sau đại học có nội dung kiến thức nâng cao và tổng quát hơn rất nhiều, kèm theo đó sẽ tập trung vào khả năng nghiên cứu và tạo ra kết quả kinh tế trong chương trình học.
4. Một số thuật ngữ Kinh tế bằng tiếng Anh thông dụng
-
- Supply / Demand: Cung / Cầu
- Exchange rate: Tỉ giá hối đoái
- Financial market: Thị trường tài chính
- Commodity: Hàng hóa
- Capitalism: Chủ nghĩa tư bản / Kinh tế thị trường tự do
- Stock (shares): Cổ phiếu
- Revenue: Thu nhập
- Market share: Thị phần
- Inflation: Lạm phát
- Interest: Lãi suất
5. Giáo trình Kinh tế bằng tiếng Anh tham khảo
-
- Basic Economics: A Common Sense Guide to the Economy (Thomas Sowell)
- Principles of Economics (Gregory Mankiw)
- Economics Today: The Micro View (Roger LeRoy Miller)
- The Economics of Money, Banking and Financial Marrkets (Frederic S. Miskin)
- Economics: Principles & Practices (McGraw-Hill)
6. Nên học Kinh tế quốc tế hay Kinh doanh quốc tế?
Nếu mong muốn trở thành doanh nhân hoặc người lao động hiệu quả trong thế giới doanh nghiệp và kinh doanh, môn học Kinh doanh quốc tế là dành cho bạn. Còn nếu học sinh có ước mơ theo đuổi các ngành liên quan đến hiểu biết về xã hội về kinh tế, Kinh tế quốc tế chính là môn học nên được theo đuổi.
7. Cơ hội nghề nghiệp khi học Kinh tế quốc tế
Theo học Kinh tế quốc tế, sau khi tốt nghiệp có thể làm tại một số cơ quan sau đây:
-
- Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại và các ngành có liên quan.
- Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và xã hội.
- Các tường đại học, các viện nghiên cứu kinh tế.
- Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải và giao nhận.
Intertu Education hiện đang chiêu sinh các khóa học Kinh tế bằng tiếng Anh (IB Economics, AP Economics, A-level Economics, IGCSE Economics). Mọi thắc mắc về Kinh tế quốc tế xin liên hệ trực tiếp, qua email hoặc hotline để được tư vấn miễn phí.